Ê buốt sau khi trám răng – có đáng lo?

Trám răng là phương pháp điều trị sâu răng được nhiều khách hàng lựa chọn. Thông thường, trám răng sẽ không gây đau nhức hay ê buốt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khách hàng luôn cảm thấy khó chịu vì vết trám. Điều này thực sự đáng lo!

Nguyên nhân ê buốt sau khi trám răng

Tình trạng ê buốt nhẹ chỉ xảy ra trong khoảng thời gian đầu ngay sau khi trám răng. Nếu chúng kéo dài với tần suất liên tục, mức độ nặng, bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ thăm khám để có phương án xử lý phù hợp nhất, tránh biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết các trường hợp ê buốt sau khi trám răng có nguyên nhân do quy trình trám răng không đảm bảo kỹ thuật. Rất có thể, các bác sĩ đã không trám triệt để, bất cẩn trong quá trình thực hiện. Một số trường hợp có thể xảy ra như:

Vết trám hở lệch: Tay nghề bác sĩ kém, thao tác trám không đủ lực khiến cho các vết trám không đảm bảo độ khít hoàn toàn, vết trám bị vênh lệch. Điều này làm tổn hại đến nướu và chân răng, chỉ một kích ứng nhỏ cũng gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức kéo dài.

 

Áp lực nén của vật liệu vào xoang: Trường hợp này sẽ làm dịch chuyển ống ngà trong các mô răng, dẫn truyền tới tủy sống gây cảm giác ê buốt, đau nhức.

 

Xuất hiện khoảng trống giữa vật liệu trám và răng thật: Hiện nay, hầu hết các Nha khoa đều dùng vật liệu Composite hoặc Amalgam để trám răng, chúng có khuynh hướng chuyển từ nhão sang đông cứng và co lại hướng về phía đèn chiếu laser. Tại vị trí trám, khi phần mô răng thật không khít với chất liệu trám sẽ tạo một khoảng trống. Lúc này, các dịch ngà răng sẽ tiết ra lấp đầy vào khoảng trống đó. Vì thế khi nhai chất lỏng ngà răng dịch chuyển gây ra cảm giác ê buốt.

 

Để tránh được tình trạng này, cần có một quy trình trám răng đúng chuẩn, đảm bảo không có khe hở, khoang rỗng hay không có lỗ sâu, không đọng nước.

 

Không loại bỏ sạch các vết răng sâu: Theo nguyên tắc, trước khi trám răng, bạn cần được loại bỏ hoàn toàn các mô răng sâu. Việc không nạo sạch các vết răng sâu khiến vi khuẩn bên trong tích tụ, phát triển và xâm lấn đến tủy răng gây kích ứng lên đầu tủy. Đây là tình huống hết sức nguy hại bởi lâu ngày sẽ gây ra viêm tủy, nhiễm trùng tủy, thậm chí làm mất răng.

 

Nếu sau khi trám, răng bị ê buốt do nguyên nhân trên, bạn cần phải tiến hành tháo bỏ miếng trám, nạo sạch ổ sâu bên trong răng rồi trám lại theo đúng kỹ thuật.

 

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi trám không tốt: Việc chăm sóc răng miệng sau trám răng ảnh hưởng rất lớn. Chế độ ăn không phù hợp, sử dụng thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh dễ khiến vết trám bị bung, gây ê buốt răng. Các bác sĩ khuyên bạn, tốt nhất không nên ăn uống 2 giờ sau khi trám để các vật liệu trám đông đặc và khô cứng hoàn toàn.

Đề phòng ê buốt sau khi trám răng

Chỉ thực hiện trám răng ở cơ sở Nha khoa uy tín, chất lượng:

Hầu hết các nguyên nhân gây ê buốt sau khi trám răng đều do tay nghề của bác sĩ. Bởi thế, để hạn chế vấn đề này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng, lựa chọn những cơ sở Nha khoa uy tín, chất lượng.

Tại đây, họ sẽ có đủ công nghệ, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao thăm khám và thực hiện trám răng, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra biến chứng.

Nha khoa Quốc tế tự hào là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào trám răng. Mọi quy trình đều được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất, khắt khe nhất.

Khách hàng có nhu cầu trám răng vui lòng liên hệ trực tiếp tới số Hotline để được tư vấn và báo giá chính xác nhất!

=======================

Trụ sở chính: NHA KHOA QUỐC TẾ HẠ LONG
Ngã tư Loong Toong – đối diện Công an Thành phố Hạ Long

 

Cơ sở NHA KHOA QUỐC TẾ – HẠ LONG:
117 Kênh Liêm – Hạ Long – Quảng Ninh.
200 Nguyễn Văn Cừ – Hồng Hải – Hạ Long- Quảng Ninh.

 

Cơ sở NHA KHOA HÀ NỘI – MÓNG CÁI
72B Hùng Vương – KaLong – Móng Cái – Quảng Ninh.
09 Hùng Vương – Móng Cái – Quảng Ninh.
05 Trần Phú – TP. Móng Cái – Quảng Ninh.

 

Hotline 0977.179.015 – 0964.077.888
Website: http://nhakhoaquocte.net.vn/
Email: nhakhoaquoctequangninh@gmail.com
Thời gian làm việc: 8h00-20h00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật

Trả lời

Close Menu